trình tự thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả bước lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng)
Trong một số trường hợp, các chủ đầu tư tự tổng hợp, chỉnh sửa hồ sơ sau thẩm định không theo đúng kết quả thẩm định của cơ quan thẩm định. Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hiện nay là chưa theo đúng Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Để khắc phục tình trạng trên, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo như sau:
1. Về trình tự thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả bước lập dự án, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng):
a) Đối với dự án do cấp tỉnh quản lý:
Yêu cầu các cơ quan liên quan thực hiện theo đúng quy định tại khoản 2 và khoản 5, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ, trình tự thực hiện như sau:
- Bước 1: Căn cứ chủ trương đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan được giao nhiệm vụ Chủ đầu tư lập dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình gửi đến Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 58 Luật Xây dựng.
- Bước 2: Sở quản lý xây dựng chuyên ngành chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định của Luật Xây dựng. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của các cơ quan liên quan đến nội dung dự án, trong đó có gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để lấy ý kiến về sự phù hợp với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Bước 3: Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan, cơ quan chủ trì thẩm định tổng hợp, thông báo kết quả thẩm định tới chủ đầu tư để chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ dự án.
- Bước 4: Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo thông báo kết quả thẩm định, gửi lại cơ quan chủ trì thẩm định để kiểm tra, rà soát lại hồ sơ.
- Bước 5: Trên cơ sở kết quả rà soát hồ sơ sau chỉnh sửa, nếu đạt yêu cầu, cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm ban hành Báo cáo kết quả thẩm định và dự thảo quyết định phê duyệt dự án kèm theo, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Nội dung báo cáo thẩm định yêu cầu phản ánh được: tóm tắt các nội dung chủ yếu của dự án; quá trình tổ chức thẩm định, khái quát ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan; kết quả thẩm định, nhận xét, đánh giá các nội dung theo quy định; kết luận và kiến nghị với cấp có thẩm quyền.
b) Đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý
Đối với dự án do cấp huyện, cấp xã quản lý (bao gồm cả các dự án do cấp tỉnh quản lý nhưng được UBND tỉnh phân cấp cho Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định đầu tư) Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, cơ quan chuyên môn thuộc cấp huyện được phân cấp tại Quyết định số 15/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND tỉnh và các cơ quan liên quan thực hiện các bước thẩm định với trình tự như tại điểm a nêu trên.
c) Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm định không trực thuộc người quyết định đầu tư
Trường hợp cơ quan chủ trì thẩm định không trực thuộc người quyết định đầu tư thì việc trình phê duyệt dự án được tách riêng khỏi Báo cáo kết quả thẩm định và do Chủ đầu tư trình người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt kèm theo Báo cáo kết quả thẩm định của cơ quan chủ trì thẩm định.
2. Về việc xác định cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định:
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình:
Được xác định theo hạng mục đầu tư xây dựng chính có giá trị dự toán cao nhất.
Được xác định theo hạng mục đầu tư xây dựng chính có giá trị dự toán cao nhất.
- Đối với dự án khác mà trong cơ cấu dự toán có một phần chi phí đầu tư xây dựng:
Cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quản lý chuyên ngành đối với hạng mục đầu tư là mục tiêu chính của dự án.
Xem toàn bộ văn bản
[Số 1132/UBND-KTN ngày 14/11/2018 ##download##]
Cơ quan chủ trì thẩm định là cơ quản lý chuyên ngành đối với hạng mục đầu tư là mục tiêu chính của dự án.
Xem toàn bộ văn bản
[Số 1132/UBND-KTN ngày 14/11/2018 ##download##]
BÌNH LUẬN