Ngày 05/07 tại Hà Nội, Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng tổ chức buổi Hội thảo “BIM Forum 07/2016 BIM cho công trình giao thông, hạ tầng ...
Ngày 05/07 tại Hà Nội, Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng tổ chức buổi Hội thảo “BIM Forum 07/2016 BIM cho công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật – Các giải pháp của Bentley”. Tiến sĩ Nguyễn Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng đã đến dự và phát biểu khai mạc hội thảo
Mô hình thông tin công trình (BIM) là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả quá trình quản lý vận hành, bảo trì công trình với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng, giảm lãng phí cho xã hội. Các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Quy mô đầu tư của toàn xã hội cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là rất lớn (ngân sách chi hàng năm là 14.200 tỉ tương đương 2,16% GDP.
Với mục tiêu giới thiệu giải pháp ứng dụng BIM cho các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm lãng phí, Viện Kinh tế xây dựng phối hợp với một số cơ quan, đơn vị (Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC, Bentley, Mott & MacDonald) tổ chức Hội thảo “BIM Forum 07/2016 BIM cho công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật – Các giải pháp của Bentley”.
Hiện nay, Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng Đề án Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng. Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo việc áp dụng BIM trong công tác thiết kế, quản lý dự án đối với các công trình cấp II trở lên thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước; Đối với các công trình cấp II trở lên thuộc các dự án không sử dụng vốn nhà nước, sử dụng BIM cho mô hình kiến trúc khi xét duyệt cấp phép quy hoạch, xây dựng. Chuẩn bị các điều kiện để áp dụng BIM có hiệu quả cho tất cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong các giai đoạn: thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì công trình xây dựng.
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp…nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ, chính xác hơn về BIM, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng BIM vào Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Việc áp dụng BIM được coi là xu hướng phát triển của ngành xây dựng, được nhiều nước ưu tiên và coi là mục tiêu quốc gia của ngành xây dựng nhằm tăng hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh của ngành.
Ngày 05/07 tại Hà Nội, Viện Kinh tế xây dựng – Bộ Xây dựng tổ chức buổi Hội thảo “BIM Forum 07/2016 BIM cho công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật – Các giải pháp của Bentley”. Tiến sĩ Nguyễn Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng đã đến dự và phát biểu khai mạc hội thảo.
Toàn cảnh Hội thảo
Mô hình thông tin công trình (BIM) là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả quá trình quản lý vận hành, bảo trì công trình với mục tiêu nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh của ngành Xây dựng, giảm lãng phí cho xã hội. Các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Quy mô đầu tư của toàn xã hội cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là rất lớn (ngân sách chi hàng năm là 14.200 tỉ tương đương 2,16% GDP.
TS. Nguyễn Phạm Quang Tú
Với mục tiêu giới thiệu giải pháp ứng dụng BIM cho các công trình giao thông và hạ tầng kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và giảm lãng phí, Viện Kinh tế xây dựng phối hợp với một số cơ quan, đơn vị (Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam – VEC, Bentley, Mott & MacDonald) tổ chức Hội thảo “BIM Forum 07/2016 BIM cho công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật – Các giải pháp của Bentley”.
Ông Sean Kearney - Hong Kong BIM Manager (Mott Macdonald)
Hiện nay, Viện Kinh tế xây dựng - Bộ Xây dựng đang chủ trì xây dựng Đề án Lộ trình áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong thiết kế, xây dựng và quản lý các công trình xây dựng. Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2020 đảm bảo việc áp dụng BIM trong công tác thiết kế, quản lý dự án đối với các công trình cấp II trở lên thuộc các dự án sử dụng vốn nhà nước; Đối với các công trình cấp II trở lên thuộc các dự án không sử dụng vốn nhà nước, sử dụng BIM cho mô hình kiến trúc khi xét duyệt cấp phép quy hoạch, xây dựng. Chuẩn bị các điều kiện để áp dụng BIM có hiệu quả cho tất cả các dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước trong các giai đoạn: thiết kế, thi công, vận hành và bảo trì công trình xây dựng.
BIM Forum 07/2016
Hội thảo là dịp để các nhà khoa học, các nhà quản lý, doanh nghiệp…nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ, chính xác hơn về BIM, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng BIM vào Việt Nam một cách hiệu quả nhất. Việc áp dụng BIM được coi là xu hướng phát triển của ngành xây dựng, được nhiều nước ưu tiên và coi là mục tiêu quốc gia của ngành xây dựng nhằm tăng hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh của ngành.
Theo: Viện kinh tế xây dựng- Bộ xây dựng.
BÌNH LUẬN